Mặt Trăng trong văn hóa Mặt_Trăng

Các thần Máni (trái) và Sól (phải), hình tượng con người của Mặt Trăng và Mặt Trời trong thần thoại Bắc Âu, bức tranh do họa sĩ Lorenz Frølich vẽ năm 1895.

Nhờ các pha đều đặn của Mặt Trăng khiến nó trở thành một đồng hồ tự nhiên rất thuận tiện, và chu kỳ nó tròn dần và khuyết dần đã trở thành cơ sở cho nhiều lịch cổ. Một mảnh xương đại bàng trên đó có khắc các ký tự tìm thấy gần làng Le Placard ở Pháp có niên đại khoảng 13.000 năm trước, được cho rằng là các dấu hiệu tượng trưng cho các pha Mặt Trăng.[83] Chu kỳ Mặt Trăng xấp xỉ 30 ngày (gần một tháng). Từ month trong tiếng Anh và các từ cùng gốc khác trong các ngôn ngữ Giéc-manh có chung gốc từ ngôn ngữ tiền-Giéc manh *mǣnṓth-, nó được liên hệ với từ *mǣnōn trong ngôn ngữ tiền-Giéc manh, ám chỉ cho lịch Mặt Trăng được sử dụng trong các dân tộc Giec-manh (lịch Giec-manh) hơn là cho lịch Mặt Trời.[84] Cùng nguồn gốc trong ngữ hệ Ấn-Âu là moon đã dẫn đến sự phát triển của các từ Latin measure and menstrual, những từ phản ánh tầm quan trọng của Mặt Trăng trong nhiều nền văn hóa cổ trong việc xác định thời gian (xem từ Latin mensis và ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại μήνας (mēnas), có nghĩa là "month").[85][86]

Trăng lưỡi liềm và ngôi sao xuất hiện trong một số lá cờ, như Thổ Nhĩ KỳPakistan.

Mặt Trăng đã trở thành chủ đề chính trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật và cảm hứng cho vô số những thứ khác. Nó là mộtip trong nghệ thuật thị giác, nghệ thuật trình diễn, thơ, văn xuôiâm nhạc. Một phiến đá khắc 5.000 năm tuổi ở Knowth, Ai Len, có thể tượng trưng cho Mặt Trăng và có lẽ là tác phẩm cổ xưa nhất từng được khám phá.[87] Trong nhiều nền văn hóa tiền sử và cổ đại, Mặt Trăng được nhân cách hóa thành thần Mặt Trăng hay những hiện tượng siêu nhiên khác, và quan điểm chiêm tinh học vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Sự tương phản giữa các cao nguyên sáng và biển tối trên bề mặt của Mặt Trăng tạo ra những hình tượng khác nhau trong các nền văn hóa như chú Cuội, thỏ Mặt Trăng và trâu, cùng với những hình tượng khác. Mặt Trăng từ lâu đã được một số người gắn với bệnh điên và sự phi lý; các từ lunacy (điên rồ) và loony (người điên) có nguồn gốc từ tiếng Latin cho tên gọi của Mặt Trăng, Luna. Những nhà triết học như AristotlePliny the Elder lập luận là khi trăng tròn sẽ tác động đến thần kinh của những cá nhân nhạy cảm, dễ bị tổn thương, họ tin là não người, phần lớn chứa nước, phải bị ảnh hưởng bởi Mặt Trăng và sức mạnh của nó lên thủy triều, nhưng nó lại quá yếu để ảnh hưởng đến một cá nhân.[88] Thậm chí ngày nay, nhiều người cho rằng có nhiều người phải nhập viện tâm thần, tai nạn giao thông, giết người hoặc tự tử tăng lên trong thời gian trăng tròn, mặc dù không có bằng chứng nào ủng hộ cho điều này.[88]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_Trăng http://www.apolloarchive.com/apollo_archive.html http://www.astronomycast.com/2007/01/episode-17-wh... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/391266 http://edition.cnn.com/2004/TECH/space/07/16/moon.... http://books.google.com/?id=0qQ_AAAAcAAJ&dq=%CE%BC... http://books.google.com/?id=PJ0YAAAAIAAJ&dq=Dictio... http://www.google.com/moon/ http://moonpans.com/missions.htm http://ralphaeschliman.com/id26.htm http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=l...